post-image

CHUYỆN NHẶT Ở LÀNG

Chuyện nhặt ở làng: Tác giả - Hà Nguyên Huyến

Khoảng những năm một chín tám mươi đến một chín chín mươi thỉnh thoảng có những người Phương Tây đến làng Đường Lâm. Mật độ dày lên vào những năm cuối cùng của thế kỷ trước, đa số họ là những học giả, những nhà nghiên cứu văn hoá. Thế rồi có một bà người Pháp với ông chồng người Việt quê gốc ở Quảng Ngãi ( gia đình chồng bà Tây này sang pháp từ những năm bốn mươi của thế kỷ trước) ng bố những kết quả nghiên cứu của mình về làng Đường Lâm. Nghe nói đây là luận Pháp với ông chồng người Việt quê gốc ở Quảng Ngãi. Đây là luận văn tiến sĩ của họ sau gần “mười năm bà cùng” với dân làng .

Năm ( 2003 ), Nhà xuất bản dân tộc đóng gộp một số bài viết của các giáo sư, tiến sĩ Việt Nam như: Kiều Thu Hoạch, Diệp Đình Hoa… về làng Đường Lâm (khái niệm Làng Đường Lâm được dùng ở đây để chỉ một cộng đồng dân cư cổ trong tiến trình phát triển của lịch sử đến tận hôm nay là đơn vị hành chính cấp xã) cùng với luận văn tiến sĩ của hai vợ chồng người Pháp thành một cuốn sách có tiêu đề: “Làng Mông Phụ – Một làng ở đồng bằng sông Hồng” (làng Mông Phụ là một trong số 09 làng họp nên đơn vị hành chính xã Đường Lâm). Chẳng biết có phải chúng ta chưa có thời gian nghiên cứu, hay chưa đủ cơ sở để khẳng định chúng ta vẫn còn một ngôi làng như thế. Song có một điều chắc chắn rằng, những nghiên cứu đóng góp của các học giả Phương Tây rất quan trọng để Bộ Bộ văn hóa thông tin ( lúc ấy vẫn là Bộ văn hóa thông tin ) ng nhận Làng Đường Lâm là một làng cổ, Một di sản kiến trúc nghệ thuật.

Sau khi được Bộ  lúc ấy vẫn là Bộ văn hóa thông tin ng nhận, các ng ty du lịch đổ về Đường Lâm khảo sát và thiết kế “tua” cho khách nước ngoài. Dân làng Đường Lâm không ngờ ngôi làng của họ, một ngôi làng hẻo lánh và nghèo khó nằm trên đỉnh hữu ngạn tam giác châu thổ sông Hồng giờ đây lại rộn ràng thế. Hầu như ngày nào cũng có người nước ngoài (chủ yếu là các nước tư bản Tây Phương) máy ảnh lăm lăm trong tay đi khắp làng, chỗ nào cũng chụp, chỗ nào cũng nghé nghiêng. Thái độ họ rất chân trọng chứ không có vẻ gì là khinh miệt sự nghèo khó của một vùng quê. Biết bao nhiêu là chuyện đã xảy ra, không thiếu gì những chuyện để lại cho khách và dân làng những điều ngỡ ngàng thú vị mà chỉ khi tiếp xúc, trò chuyện mới có vẻ hiểu nhau như thế. Chúng tôi còn giữ được một ngôi nhà cổ, không phải là niên đại cao nhất làng nhưng mọi thứ gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng (cách đây đã gần hai trăm năm). Tất nhiên là khách (Tây) đến rất nhiều họ ăn trưa do gia đình tôi nấu và cùng chúng tôi trò chuyện.

Đưa khách đi là các “tua gai”, khi khách hỏi chuyện, các “gai” rất sợ phải nói chuyện “chính trị”. Họ thường bảo chúng tôi không được nói chuyện “nhạy cảm” với khách. Hình như họ được phổ biến như vậy. Lúc đầu chúng tôi rất tự ái, đây không phải là thứ tự ái của một anh “nhà quê”. Tôi nghĩ mình là một người làng trong một ngôi làng rất văn hoá (Làng Văn Hoá này có từ xưa chứ không phải mới được Bộ văn hóa thông tin ng nhận cho vài năm nay theo tiêu chuẩn hiện hành), mình có nói gì thì cũng phải… Văn Hoá chứ.

Năm ( hai nghìn linh sáu ), có 2 người Anh, 1 người Mỹ đến nhà tôi. Họ nói là đã đi nhiều vùng nông thôn Việt Nam nhưng đa số là làng quê Việt Nam không còn như họ đã đọc trong tài liệu sách vở. Họ khen ngôi làng tôi đẹp và hầu như còn tương đối nguyên vẹn. Tôi bảo họ, làng tôi ít bị chiến tranh tàn phá và chính người dân nơi đây không phá ngôi làng vì họ sợ Thần, Thánh trừng phạt. Họ có vẻ rất tâm đắc và bảo tôi: Dân làng này vẫn còn một cái “ngưỡng” ở trong lòng mình! Họ nói với tôi một nghịch lý: nơi ít bị chiến tranh tàn phá thì lại xảy ra một một trận chiến độc đáo với Mỹ. Tôi bảo họ không hề có. Họ cười và nói đó là cuộc đổ bộ của Mỹ xuống thị xã Sơn Tây để cứu phi ng Mỹ năm một chín bảy mốt.

Thì ra đây là hai nhà sử học người Anh và một người Mỹ, anh ta có bạn là một phi ng đã bị bắn rơi trong chiến tranh phá hoại Miền Bắc Việt Nam của Đế quốc Mỹ và bị giam giữ ở nơi này. Theo đề nghị của họ tôi đưa họ đến địa điểm có tên địa phương là Xã Tắc (nơi này không có trong chương trình của các ng ty du lịch). Không còn gì nữa ngoài một đống đổ vỡ hoang tàn. Tôi kể với họ, chính tôi trong những năm tháng đó đang học lớp Một bị ho gà phải nghỉ một năm để chữa bệnh. Tôi được bố cho về cơ quan ông làm việc là Trường Chính trị của tỉnh Sơn Tây (một cơ quan gần nơi giam giữ phi ng). Hàng ngày tôi thường một mình tha thẩn chơi bên ngoài hàng rào. Có lẽ nơi giam giữ phi ng có một hàng rào đẹp nhất mà tôi thường thấy. Những dây thép gai đan đều đặn và vuông vức như một tấm phên được những dây bìm bìm không biết trồng từ bao giờ đến nay đã phủ kín không ai nhìn vào bên trong được. Vào mùa hoa, bìm bìm nở tím ngắt một màu. Biết bao nhiêu tưởng tượng của một tuổi thơ nhiều suy tư được hình thành từ chân hàng rào này. Và, thật khủng khiếp từ sau đêm ( hai mươi ) rạng ngày 21 tháng  11  năm ( một chín bảy mốt ) mỗi khi có dịp đi qua đây. Tôi hình dung ra những người lính Mỹ tay lăm lăm súng, đầu đội mũ sắt bọc lưới, quần áo rằn ri loang lổ… Chiến tranh đã đến làng tôi gần lắm rồi. Không cứu được phi ng vì trước đó mấy ngày số tù binh này đã được chuyển đi, nhưng máu của những người dân lành sống quanh đó đã đổ trên mảnh đất này.

Tôi và những người khách nước ngoài đứng lặng. Xung quanh không một tiếng động, chỉ có tiếng lá khô bị gió cuốn đi xào xạc rờn rợn. Từ bấy đến nay, mấy chục năm không một cơ quan nào đến đây. Cho đến tận bây giờ, thời buổi của “tấc đất tấc vàng” nơi giam giữ tù binh Mỹ vẫn cứ hoang huỷ như ngày nào lính Mỹ đổ bộ xuống đây. Những ngôi nhà không còn mái, những bức tường sụp đổ chỉ còn lưng lửng rêu phong. Chỉ có cỏ là vô tư, cỏ lên xanh ngờm ngợp. Đang vào mùa hoa bìm bìm. Tôi hái một bông đưa cho người Mỹ. Ông ta bảo nó là một loài hoa dại. Tôi nói: Không, đó là một loài hoa của tuổi thơ của tất cả những đứa trẻ con ở làng quê trên đất nước này!

Người Mỹ ngắm bông hoa rồi nhìn vào hoang tàn, trong tôi và chắc cả trong họ vẫn còn những ám ảnh về một thời chiến tranh.

Có một đoàn khách Pháp đã đứng tuổi hỏi một tấm ảnh trên tường có phải là bố tôi. Tôi bảo đúng thế. Ông ta lại hỏi: Trên ngực ông ta có cái huy hiệu gì? Tôi bảo đó là huy hiệu 50 tuổi đảng của ông. Bố ông có tham gia chiến tranh không? Lúc này chú hướng dẫn du lịch ra hiệu cho tôi là đứng nói đến những vấn đề nhạy cảm. Tôi bảo chú yên tâm, đây là một thực tế lịch sử, chúng ta nên nói về nó một cách sòng phẳng. Hình như đoán ra điều gì đó qua mấy từ Điện Biên Phủ. Người Pháp nọ  cứ xoáy vào hỏi bắt buộc chú hướng dẫn phải dịch lại cho tôi. Tôi nói: Bố tôi là một ng chức trong thời thuộc Pháp, sau đó ông theo Việt Minh như rất nhiều người cùng thời với ông đã làm. Ông đã nện Pháp những đòn chí tử ở Điện Biên Phủ. Rồi ông ra quân trở thành một ng chức của chính quyền thị xã này. Người Pháp hỏi, tôi bảo bố tôi sống được 80 tuổi. Ông ta nói thế là quá nửa đời người bố tôi đứng trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản. Ông ấy là người hạnh phúc. Tôi nói hạnh phúc còn tùy thuộc vào cách quan niệm. Người khách Pháp bảo: Bố tôi hạnh phúc còn chúng tôi sẽ không được hạnh phúc như ông ấy vì hiện nay trước mắt chúng tôi có nhiều thứ quá. Ông ta nói ông ta hiện đang là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp. Tôi cũng không dám hỏi thêm người khách này một điều gì nữa.

Có một bà Ca Na Đa hỏi tôi, sao trong nhà nhiều sách thế. Tôi bảo sách của nhiều thế hệ dồn lại thành một tủ sách của gia đình. Tôi đọc tên một số tác giả văn học và một số danh nhân thế giới, bà ta hết sức ngạc nhiên. Trước khi đến đây bà ta không nghĩ như vậy. Tôi bảo con tôi là đời thứ mười ở trong ngôi nhà này, chúng cũng đã đọc và thậm chí có tác phẩm chúng đã đọc qua nguyên tác bằng tiếng Anh như cuốn “Chúa tể của chiếc nhẫn” chẳng hạn. Bà ta không tin, tìm cách kiểm tra bằng cách nói chuyện với nó. Sau khi trò chuyện bà ta nói với tôi rằng, tiếng Anh của cháu rất tốt. Tôi nói ở Việt Nam hiện nay có những thế hệ học sinh, sinh viên họ học thật. Họ học để ngày mai có việc làm, nhất là những vùng quê như làng tôi và như điều kiện gia đình tôi, không có cơ hội kiếm việc làm cho con nếu nó không tự tìm chỗ đứng cho cuộc đời nó trong cuộc đời này. Chẳng biết cuộc đời có chiều theo ý chúng không?

Bà ta bảo tôi, mặc dù chỉ là một cuộc đi du lịch nhưng trước khi đến Việt Nam bà ta đọc một số tài liệu, được biết ở Việt Nam lãnh đạo đất nước là sự độc tôn của Đảng Cộng sản. Hiện nay tham nhũng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở Việt Nam như sách báo nói là một “quốc nạn”. Đảng lãnh đạo mà một số đảng viên thoái hoá biến chất thì chống như thế nào. Tôi nói đây là một thử thách của cả dân tộc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay… Song chúng tôi không muốn như Thái Lan, một quốc gia láng giềng của Việt Nam mấy năm gần đây biểu tình liên miên. Tất nhiên là dân chủ nhưng việc thay đổi người lãnh đạo đất nước ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đời sống xã hội. Phải chăng như thế cũng là tiềm ẩn rất nhiều bất ổn của một quốc gia…

Một người Mỹ hỏi tôi các ông viết lách có bị cấm đoán gì không. Theo ông ta được biết, có một số người Việt tỵ nạn sang Mỹ. Họ nói với ông ta ở Việt Nam họ bị cấm đoán và thậm chí bị bắt bớ khi tự do ngôn luận và báo chí. Ông ta đưa ra một vài cái tên. Tôi nói tôi biết rất rõ về họ bởi trong số đó có một người thân của tôi. Ngay trường hợp Tổng thống Pháp Giắczi xin đặc ân cho một trường hợp, tôi biết rõ người này, ngay trong lúc chưa phạm pháp họ cũng không đại diện gì cho giới cầm bút nước tôi. Sau này một số điều viết ra tung “lên mạng” mang tính lăng mạ đời tư của một số cá nhân thì điều đó chỉ có lợi cho một số người không yêu gì Tổ quốc Việt Nam của tôi cả. Cái mà nhân dân Việt Nam cần là một đời sống ổn định và ng bằng. Nếu có nói thì cũng phải trên tinh thần ấy!

Còn về người thân của tôi thì có nguyên nhân của nó. Lúc đầu, sau giải phóng Miền Nam người thân của tôi là một thanh niên xung phong. Một thanh niên trưởng thành trong chế độ Sài Gòn, có bố là một sĩ quan Ngụy mà tự nguyện như vậy cũng là điều đặc biệt sau ngày 30/4/1975 mang lại. Sau đó học đại học sư phạm và trở thành một giáo viên. Những tưởng mọi điều sẽ diễn ra bình thường nhưng chính những bất ng, những ẩn ức không được các cấp chính quyền giải quyết thỏa đáng đã dẫn đến một hội chứng thần kinh đó là sự bất phục tùng và phản kháng. Một chứng bệnh mà không phải ai cũng nhìn thấy được. Chúng tôi đã đưa người thân của mình vào nhà thương tâm thần (Biên Hoà) để chữa trị. Sau này nghiêm trọng hơn, một số kẻ khoác tu hành cứ lén lút tiếp tay ( kẻ cả bằng tiền bạc) để người thân của tôi dấn thân sâu thêm vào con đường mà nỗi bất hạnh gia đình tôi phải gánh chịu. Chính những lá đơn của người thân của tôi đã được ngài Phó chánh đại sứ Hoa Kỳ xin nhà nước Việt Nam cho người thân của tôi được tỵ nạn tại Mỹ. Sang Mỹ, Trên tờ Báo mạng Nguoi VietOnline (ở Mỹ) in dài kỳ những phỏng vấn nhưng cũng không được mấy hơi bởi chắc họ cũng đã nhận ra hội chứng bệnh tật của một người tâm thần. Đáng lẽ ra chúng tôi sẽ có một gia đình bình thường sau những năm dài binh đao khói lửa. Vậy mà, nạn tham nhũng mang đến những bất ng xã hội. Nạn cửa quyền đã đẩy bao gia đình thấp cổ bé họng không được bình đẳng trong đời sống. Nạn hành chính quan liêu đã dồn thành những ẩn ức đã đẩy biết bao người sang một phía đối lập mà các ngài đã thấy…

Hôm nay các ngài đến đây, trong một ngôi nhà cổ đã mười thế hệ sinh sống. Một cái làng trù phú mà ở Việt Nam làng nào cũng như vậy bởi, đất nước chúng tôi có một lịch sử nông nghiệp lúa nước kéo dài mấy thế kỷ. Một di sản văn hoá vô giá nếu như còn nguyên vẹn. Nhưng hôm nay chỉ còn được có thế bởi chiến tranh, bởi những quan niệm ấu trĩ một thời, bởi những lỡ làng của lịch sử… Bởi các ngài còn biết quá ít về chúng tôi. Tôi bảo chú phiên dịch: Chú phải dịch cho tôi một câu nguyên vẹn và tử tế như thế này: “Tôi ( chúng tôi ) yêu ngôi làng của mình như yêu một người mẹ ngay cả khi đau đớn ê chề nhất”!

Hình như khách đã hiểu ra phần nào, họ bảo tôi: Họ không thể giải thích được cuộc chiến tranh vừa qua với những phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất mà họ lại thua. Nhưng đến đây, đến những ngôi làng của Việt Nam thì họ thua là đúng. Họ thua những ngôi làng vì mọi người dân đều là lính. Tôi bảo họ tôi cũng không thể giải thích được. Hình như khi đất nước bị xâm lược thì cả dân tộc này đoàn kết thành một khối… Đó cũng chính là lý do để quốc gia này còn là một quốc gia độc lập sau hàng thiên niên kỷ liên miên binh lửa. Thế còn hôm nay, người Mỹ hỏi tôi. Tôi bảo câu trả lời là của cả một dân tộc mà hình như còn đang ở phía trước!

Tôi không còn tự kỷ ám thị như những ngày đầu người nước ngoài đến đây. Lúc ấy tôi nghĩ, có lẽ họ đến làng để thấy những điều cổ hủ, lạc hậu của một vùng quê. Dưới một góc độ nào đó thì mình cũng phải nhịn đi để mà kiếm sống qua cái ngành được mệnh danh là “ng nghiệp không khói này”. Vợ chồng tôi làm tương gần hai mươi nhăm năm, đây là một nguồn thu nhập quan trọng của gia đình. Trong thời gian ấy tôi không bao giờ coi khách hàng là “thượng đế” cả. Tôi quan niệm đơn giản, tôi mang lại cho khách hàng một mặt hàng. Họ bỏ tiền ra như thế nào họ nhận được ở tôi một điều tương đương. Đến bây giờ cũng vậy, không việc gì phải hầu hạ mấy người khách nước ngoài vì mấy đồng bạc lẻ để họ khinh mình. Họ hỏi tương là thế nào, tôi bảo họ tương là như thế, ăn thì khắc biết. Nhưng cũng phải “đính chính” trước như thế này: Nếu cho các ngài ăn tương cũng ví như các ngài cho chúng tôi ăn pho - mát thối vậy. Thứ pho – mát mốc xanh mốc đỏ được gây men từ dịch vị trong dạ dày của một con ngựa non còn bú sữa mẹ. Nhưng suy cho cùng thì nó rất lành vì không có một thứ hoá chất nào cho vào đấy cả. Làm tương cũng thế, tất cả phải nhờ vào một thứ vi khuẩn hiếu khí, hiếu sáng, hiếu nhiệt độ để lên men mà thành. Tương trở thành một một thói quen ẩm thực, một nét văn hoá trong ăn uống của người Việt. Ai đã ăn được tương thì cả đời không quên, ai không ăn được thì suốt cả đời không bao giờ dùng đến.

Họ đòi được ăn… tương, thì đành cũng phải chiều họ thôi. Trước khi mang ra cứ ngại ngại thế nào ấy. Có ai ngờ rất nhiều người nước ngoài thích ăn tương. Có người còn dùng nó như một thứ nước sốt để trộn vào các món nộm do vợ tôi làm. Họ ăn nhiều và rất ngon lành. Trò chuyện và ăn uống, trước khi chia tay, họ nói họ đã tìm ra được một điều gì đó trong một ngôi làng cổ. Tôi bảo họ có lẽ với các ngài đó là một chương trình Discovery (khám phá) về Việt Nam.